Chương trình huấn luyện


 

Nhận thức của bạn cũng là khẩu hiệu của Dòng Tu Ða Minh :

Chiêm ngắm và chia sẻ cho kẻ khác hoa trái thu lượm trong cuộc đời chiêm nghiệm của mình.


VI  BẠN LÀ NGƯỜI ĐANG TÌM HIỂU

Đời sống thường-nhật của một thành-viên Tu-hội đời Đa-minh Orléans
           

1.  Bạn là người đang quan-tâm đến Tu hội đời Đa-minh Orléans. Bạn có quyền tự đặt cho mình những câu hỏi - và như vậy, các chỉ-dẫn nầy sẽ mang đến cho bạn một số giải-thích mà sau đó, bạn có thể lên tiếng tranh-luận.

2.  T
rước hết, có lẽ bạn sẽ tự hỏi từ-ngữ « Institut » mà tiếng Việt dịch là Tu-hội hay Thế-viện ẩn chứa những gì, khi nó được dùng vào những thực-tế rất khác-biệt.
            Chẳng hạn như « Institut d’agronomie » (Viện nông-học) ở trong ngành giáo-dục hoặc « Institut Pasteur » (Viện Pasteur) thuộc lãnh-vực nghiên-cứu hay « Institut de beauté » (Viện thẩm-mỹ) thuộc phạm-vi nghệ-thuật… Vì động-từ Pháp-ngữ « Instituer » có ý-nghĩa là thành-lập cách vững bền. Do đó, những ai ước muốn cùng nhau thể-hiện một điều gì thì họ thành-lập « Institut ».
            Trong Giáo-hội công-giáo, có những người muốn hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên-chúa qua việc sống chung, cùng nhau thể-hiện một cuộc sống huynh-đệ. Như vậy, họ đã trở thành những Tu-hội (dòng tu).
            Một số người khác, tuy có cùng dự-kiến dâng hiến đời mình, nhưng lại muốn ở giữa thế-gian « và cố-gắng góp phần vào, đặc-biệt là bên trong, sự thánh-hóa thế-gian »,  đó là những Tu-hội đời (hay Thế-viện). Tổng-thể hợp thành những Tu-hội sống đời tận-hiến (les Instituts de vie consacrée), đã được Giáo-hội công-nhận và được chi-phối bởi Giáo-luật.
            Tu-hội đời mà bạn đang quan-tâm được mệnh-danh là Dominicain (Đa-minh), có nghĩa là các phần-tử của Tu-hội nầy muốn sống theo linh-đạo Dòng tu do chính thánh Dominique (Đa-minh) đã sáng-lập.

3.  Qua những thời-kỳ nào, bạn sẽ sống trong Tu-hội đời nầy ?
            Sau khi đã cầu nguyện và tìm hiểu những dữ-kiện cốt-lõi về linh-đạo (tu-đức-học) cùng về đặc-sủng… liên-quan đến Tu-hội đời, cũng như đã soi xét các động-cơ thúc-đẩy mình với vị linh-hướng của bạn hay với một phần-tử có trách-nhiệm trong Tu-hội, bạn được tự-do viết đơn xin gia-nhập, kèm theo tờ kê-khai lý-lịch (curriculum vitae) và một tấm ảnh cùng chứng-chỉ Rửa tội và Thêm sức, gởi đến chị Phụ-trách tỉnh.
            Chị Phụ-trách tỉnh sẽ cùng với Hội-đồng người xem xét hồ-sơ rồi phúc-đáp cho bạn bằng thư. Đồng thời chị Phụ-trách tỉnh cũng đệ-trình sự việc nầy lên chị Tổng Phụ-trách Tu-hội.
            Nếu đơn của bạn được chấp-thuận, thì sau một Nghi-thức đơn-giản, cử-hành vào dịp Thánh lễ hay giờ Kinh chiều, bạn sẽ được nhận vào thời-kỳ thử-luyện trong 6 tháng. Để cụ-thể-hóa tiến-trình nầy, một xâu chuỗi và một bản kinh đặc-thù của Tu-hội sẽ được trao tận tay bạn. Kèm theo đó còn có một số kinh nguyện về Đức Trinh-nữ Maria và về thánh Đa-minh hiện đang lưu-dụng trong Tu-hội.
            Sau thời-gian thử-luyện ấy, tức là thời-gian cho phép bạn nhận biết nhau, hầu xác-minh mô-hình lối sống đó thích-hợp với bạn, bạn lại viết cho chị Phụ-trách tỉnh một lá đơn nữa, để xin bắt đầu vào thời-kỳ huấn-luyện. Nếu được chấp-thuận, thì với thời-kỳ huấn-luyện nầy, bạn sẽ có từ 2 đến 4 năm thực-hiện trong đời sống thường-nhật và liên-quan đến :

Một chị hướng-dẫn sẽ được chỉ-định để theo dõi bước tiến của bạn. Nếu bạn thuộc về một xứ đã sát-nhập vào Tỉnh dòng mà bạn đã gởi đơn xin, bạn sẽ được đồng-hành cách cục-bộ với một chị trong nhóm của bạn. Qua chị đó, bạn sẽ có những cuộc đàm-đạo trực-tiếp. Bạn cũng có thể liên-lạc với một chị nào đó trong Tỉnh dòng nầy bằng thư-tín, điện-thư hay giây nói.
Một tập sách nhỏ về vấn-đề huấn-luyện sẽ cung-cấp cho bạn những khái-niệm trọng-yếu để bạn có thể bao-quát được các giai-đoạn khác nhau nầy theo như Hiến-pháp của Tu-hội, đó là hiến-chương về đời sống của những thành phần trong Tu-hội.
Cách cụ-thể, bạn sẽ được sát-nhập vào một nhóm để cùng sống và cùng sinh-hoạt với nhau. Hằng tháng, một lá thư chung bạn sẽ nhận được, đặt bạn trong mối liên-quan với toàn thể Tu-hội.
Vào cuối thời-kỳ huấn-luyện khai-tâm, bạn viết đơn cho chị Phụ-trách tỉnh để xin được kết-ước lần đầu (premier engagement). Chị Phụ-trách tỉnh cùng với Hội-đồng người xem xét đơn và sẽ thông-báo cho bạn biết sự quyết-định của họ. Tối-thiểu trong 5 năm, bạn cứ tiếp-tục đào sâu đời sống mình trong Tu-hội, bằng cách mỗi năm, viết đơn xin tái kết-ước, nhưng luôn vẫn được tự-do, bạn có thể tự ý rút lui bất cứ lúc nào.
Nếu bạn quyết-định chọn hẳn đời sống tận-hiến, bạn viết đơn xin được kết-ước vĩnh-viễn (engagement perpétuel). Hội-đồng tỉnh sẽ xem xét đơn thỉnh-cầu của bạn.
Nếu bạn ước muốn hay những vị có trách-nhiệm xét thấy cần thêm một thời-gian suy-nghĩ bổ-túc thì bạn cũng có thể sẽ được chấp-thuận. 
Chị Phụ-trách tỉnh sẽ thông-báo cho bạn biết quyết-định của chị đã được Hội-đồng chấp-thuận và chị Phụ-trách tỉnh cũng sẽ đệ-trình sự việc lên chị Tổng Phụ-trách Tu-hội.

4. Đời sống bạn như thế nào, sau khi đã gia-nhập Tu-hội đời ?

Bề ngoài chẳng có gì thay đổi cả, nhưng đời sống bạn đã được chi-phối bởi « lương-tâm và tín-nhiệm », theo như lời chủ-yếu của chị Marthe Malderet, vị được xem là đấng Sáng-lập thứ hai đã phát-biểu.
Bạn cứ tiếp-tục cuộc sống như trước, nghĩa là như một con người có lối sống đơn-giản nhưng phù-hợp với môi-trường xã-hội nơi bạn ở, vì không một cảnh-huống nào lại không tương-hợp với sự dấn thân trong Tu-hội đời.
Bạn không mặc tu-phục riêng cũng chẳng đeo dấu-hiệu gì khác-biệt. Điều đó bạn đừng vội xét đoán gì về chiều sâu kín tiến-trình của bạn. Tuy-nhiên, ở một vài quốc-gia, vấn-đề nầy có thể khác, nhưng bạn nên lưu ý rằng người ta không thể đồng-hóa bạn với một thành phần của dòng tu.
Bạn hãy tránh những cách gọi có thể tạo nên một sự lẫn lộn với đời sống tu-hành chính-quy.
Bạn duy-trì đời sống mà bạn đã có trước khi gia-nhập Tu-hội và cũng như tất cả những người độc-thân khác, bạn tự nhận lấy trách-nhiệm, bảo-đảm sự sống còn của chính mình bằng công ăn việc làm, dự-kiến sự hưu-dưỡng và sự cuối đời của bạn.
Một cách tổng-thể, bạn tuy sống đơn lẻ, nhưng tinh-thần cộng-đoàn được thiết-lập giữa các phần-tử Tu-hội thường xuyên gặp-gỡ nhau ở địa-phương tùy theo khả-năng (tình-huống) để học hỏi và cầu nguyện chung. Như vậy, sẽ có sự chia sẻ về những của cải trí-tuệ, thiêng-liêng, vật-chất và cũng như các phần-tử khác, bạn đảm-nhận những trách-nhiệm gắn liền với đời sống của nhóm.
Tuy nhiên, ở trong vài nền văn-hóa, hình-thức lối sống nầy bị xã-hội có cái nhìn không thiện-cảm, một căn hộ nhiều người ở có thể bị nhòm ngó. Nếu đó là trường-hợp của bạn, thì bạn cứ giữ sự tự-chủ đời sống mình, cứ quản-lý tài-sản, thời-giờ của mình, nhưng bạn hãy tham-gia vào những chi-tiêu chung cũng như những sinh-hoạt thiêng-liêng và vật-chất của nhóm, theo khả-năng của bạn.
Có lẽ hiện bạn đang phải phụng-dưỡng cha mẹ già yếu hay một thành phần nào đó trong gia-đình. Ở trường-hợp nầy, bạn thường phải xét-xử qua sự phân-định của việc chọn lựa phải làm giữa các nghĩa-vụ khác nhau và phải tìm những giải-pháp thích-đáng. Tu-hội đóng vai trò ủng-hộ, giúp-đỡ bạn qua những cuộc gặp-gỡ đàm-đạo mà bạn có thể cần trong lúc gặp khó-khăn hay những khi cần sự hướng-dẫn. Tu-hội không đảm-bảo trách-nhiệm tài-chánh của các thành phần, mặc dù ở giữa những thành phần của Tu-hội có nghĩa-vụ liên-đới.
Khi đến tuổi già sức yếu với các bệnh tật, bạn tự tổ-chức lấy theo khả-năng gia-đình hoặc theo một cách-thức nào đó. Nếu xét thấy cần phải vào viện dưỡng-lão, lúc ấy bạn hãy sống trong tinh-thần dứt bỏ (siêu-thoát), xem môi-trường mới nầy của cuộc sống, như là môi-trường truyền-giáo mới.

5.  Đời sống thiêng-liêng của bạn trong Tu-hội

Dưới sự thúc-đẩy của Thánh-linh và trong khi đáp lại lời kêu mời của Thiên-chúa, bạn đã cam-kết thực-hiện các Lời khuyên Phúc-âm, nhằm mục-đích làm cho bạn được sẵn-sàng hơn, không bị ràng buộc, để phục-vụ Thiên-chúa và các anh chị em đồng-loại. Sự cam-kết nầy giải-phóng tâm thần và lòng dạ để nhắm tới đức bác-ái và nó đặt bạn trong sự ổn-định. Nó không được coi là mục-đích, nhưng là một phương-tiện giúp bạn luôn thức tỉnh chọn lấy Chúa Giêsu Kitô làm nguồn sống cho cả đời mình, một cách thong-dong và mới mẽ.
Biết đâu rằng trước khi được nhận vào Tu-hội đời, bạn đã có một kinh-nghiệm sống khác. Trong trường-hợp đó, bạn đã từ bỏ lối sống cũ mà bạn đã sống trước đây, nhưng bạn không thể nào quên nó. Vì những khi hạnh-phúc hay lúc đau-buồn, đều để lại những dấu ấn trong tâm-trí của bạn. Điều đó chắc bạn ý-thức để thực sự bước vào lãnh-vực đã mời gọi bạn sống hôm nay.
Bạn cam-kết tuân giữ sự khiết-tịnh trong đời sống độc-thân để được rảnh rang (sẵn-sàng) mà phục-vụ Thiên-chúa và các anh chị em đồng-loại. Bạn hãy chăm lo chế-ngự những nhục-dục và tình-cảm. Bạn cứ gìn giữ các mối dây liên-lạc với mọi người, nhưng hãy tránh xa những gì có thể làm bạn bị cách lìa mục-tiêu đã chọn lựa. Đời sống huynh-đệ thực sự được chia sẻ đang hiện-diện để giúp bạn một cách cụ-thể.
Bạn sắp sống những lời khuyên khó-nghèo và tuân-phục theo cách đời (thế-tục), nghĩa là trong những điều-kiện sống thông-thường.
Như vậy, đối với sự khó-nghèo : bạn vẫn là sở-hữu-chủ những tài-sản của bạn, nhưng bạn sẽ quản-lý nó trong tinh-thần công-bình, chia sẻ và liên-đới, dự-phòng cho tương-lai. Nếu bạn trù-liệu những khoản chi-tiêu quan-trọng, bạn sẽ thông-báo cho chị Phụ-trách hoặc gởi tờ tính sổ, khi có sự việc bất ngờ. Hàng năm, bạn cũng làm tờ tường-trình tài-khoản của bạn cho chị ấy.
Bạn cũng cần lưu tâm đến vấn-đề chia sẻ những thiên-tài trí óc và thiêng-liêng của bạn, chấp-nhận những trọng-trách có thể được Tu-hội giao-phó. Nếu bạn đã có kinh-nghiệm về đời sống tu-trì thì bạn cần phải thay đổi những phản-xạ (hồi-cố) bằng cách tập sống đơn lẻ (một mình), không lệ-thuộc vào cộng-đoàn nữa. Vì thế, phải có một thời-gian thích-nghi đời sống tự-lập là điều cần-thiết, trước khi được thu-nhận vào Tu-hội.
Sự tuân-phục của bạn cũng mang tính-cách đặc-biệt. Bạn sống ngoài tầm kiểm-soát của những kẻ có trách-nhiệm trong Tu-hội, nhưng lại qui-chiếu Hiến-pháp của Tu-hội để cam-kết những điều đòi buộc bạn phải dứt bỏ quyền độc-lập của mình.
Người có trách-nhiệm không bao giờ chỉ-huy, sự hiện-diện của họ như một dấu chỉ giúp bạn phân-định. Tuy nhiên, bạn cần thường-xuyên liên-lạc, thông-báo cho vị ấy về những công ăn, việc làm, cũng như mọi biến-cố trong đời sống. Làm như thế, bạn sẽ thủ-đắc tinh-thần tuân-phục trong tự-do.
Cũng trong tinh-thần ấy, trước khi cần quyết-định một việc gì quan-trọng, bạn nên hỏi ý-kiến và giải-thích cặn kẽ các lý-do mà bạn chọn với vị có trách-nhiệm. Sau khi lắng nghe những luận-chứng của họ, bạn tự-do tự quyết-định.
 Ở trường-hợp quá khẩn-cấp, bạn hãy chọn lấy giải-pháp nào mà bạn cho là tốt nhất, rồi sau đó, đệ-trình lại cho người có trách-nhiệm. Gặp những lúc khó khăn, bạn cũng có thể thảo-luận với những chị em cùng nhóm. Vì những trao đổi đó sẽ mang đến cho bạn nguồn soi sáng đặc-biệt đúng theo Phúc-âm và đặc-sủng của Tu-hội.
Đời sống mới của bạn cần lưu-ý đến vài cách bố-trí liên-quan đến cuộc sống huynh-đệ : sẽ có những buổi hội thường-xuyên, những khóa họp, những cuộc tĩnh-tâm, được sắp xếp bởi nhóm của bạn. Và lẽ đương-nhiên, do sự tuân-phục, bạn được kêu mời tham-dự. Nếu có điều bất-trắc xảy đến, bạn hãy trình-bày với người có trách-nhiệm.
Cuối cùng và nhất là những hoàn-cảnh xảy ra trong cuộc sống. Bạn hãy xem đó chính là môi-trường đặc-biệt để bạn, cách tự-do và vui vẻ, chấp-nhận thánh ý Chúa. Những hoàn-cảnh đó chính là cơ-hội để bạn thể-hiện sự hiệp-thông bền vững với Chúa Kitô và tha-nhân qua đức Tin, đức Cậy và đức Ái.

6.  Sự cầu nguyện trong đời sống của bạn
Cần có những thời-giờ để trở về với Chúa bằng việc đọc kinh cầu nguyện, tham-dự bí-tích Thánh-thể, đọc sách thiêng-liêng và học hỏi Lời Chúa. Tất cả những thời-giờ đó chính là các yêu-sách khẩn-thiết.
Trong Tu-hội, chúng ta rất chú-trọng đến Phụng-vụ các Giờ kinh, nhất là Kinh sáng, kinh Chiều và kinh Tối, theo nhịp điệu của một ngày. Đây là kinh nguyện của Giáo-hội nối kết chúng ta với tất cả những ai đang ca-ngợi Chúa qua lời kinh nguyện nầy.
Tuy nhiên, phải tùy theo hoàn-cảnh sống, nên những giờ kinh nguyện cũng cần được sắp xếp sao cho phù-hợp với những sinh-hoạt của bạn, không nên xao lãng hay bỏ bớt một phần nào.

7.  Tính kín-đáo hay thận-trọng
Nếu vấn-đề truyền-bá ơn gọi trong Tu-hội đời là quan-trọng, thì quả thực không phải luôn luôn hợp-thời để cho biết bạn đang trực-thuộc một Tu-hội đời nào đó mà phải hành-động theo ý-thức. Bạn cần cân nhắc là lúc nào và với ai bạn có thể thực-hiện được. Nhất là bạn vẫn giữ kín-đáo về những thành phần khác của Tu-hội. Điều quan-trọng là Phúc-âm được loan báo và tư-thế của bạn trong đời sống sẽ tiết-lộ bạn thuộc về Đức Kitô.

8.  Tại sao lại trực-thuộc Tu-hội đời ?

Quả thực, bề ngoài chẳng có gì thay đổi, nhưng bạn ý-thức là bản thân mình đã nhận được lời mời gọi dâng hiến cuộc đời cho Đức Kitô, bằng cách sống triệt-để những đòi hỏi của bí-tích Rửa tội, trong khi bạn vẫn giữ nguyên môi-trường bạn đang sinh-hoạt. Bạn cũng đã khám-phá ra rằng bạn có thể kết-ước một cách quyết-liệt và vĩnh-viễn trước mặt Giáo-hội, trong một nhóm đang hổ-trợ bạn.
Vì thế, sau khi đã cầu nguyện và tiếp-xúc với các Tu-hội khác nhau, bạn đã chọn Tu-hội sống theo linh-đạo thánh Đa-minh mà bạn cảm thấy thân cận hơn hết, đó là « Tu-hội đời Đa-minh Orléans ».

9.  Đôi nét về Tu-hội đời Đa-minh Orléans

Câu chuyện bắt đầu từ một nhóm Dòng ba, do bà Jeanne LEPLÂTRE, người Orléans (Pháp-quốc), sáng-lập vào thế-kỷ thứ XIX và lịch-sử dài dòng nầy đã được bà Marie-Antoinette PERRET, cựu Tổng Phụ-trách Tu-hội, tường-thuật rất cặn-kẽ.
Trong công việc thành lập Tu-hội, bà Jeanne LEPLÂTRE đã nhận được sự trợ giúp của Cha BOULANGER, một linh-mục dòng Đa-minh. Sau đó, bà vẫn còn nhận được sự nâng đỡ của dòng nầy và vào năm 1942, nhóm của bà đã được thừa-nhận.
Ngày 02 tháng 02 năm 1947, trong tông-hiến « Provida Mater Ecclesia », Đức Giáo-hoàng Piô XII đã tuyên-bố Giáo-hội chính-thức công-nhận một số nhóm được gọi là Tu-hội đời. Năm 1983, các nhóm ấy lại được ghi vào Bộ Tân Giáo-luật, như một dạng-thức đời sống tận-hiến.
Căn-cứ theo tông-hiến năm 1947, các vị Phụ-trách đã thỉnh-cầu Giáo-hội thừa-nhận nhóm trở thành Tu-hội đời Đa-minh Orléans. Sau bảy năm thử-nghiệm, ngày 01 tháng 01 năm 1957, nhóm đã được Giáo-hội chính-thức thừa-nhận là Tu-hội thuộc quyền giáo-phận.
Vì lý-do Tu-hội dần dần đã bành-trướng ra khỏi biên-cương Pháp-quốc, nên từ năm 2010, các vị Phụ-trách đã bắt đầu các thủ-tục xin được trở thành Tu-hội thuộc quyền Giáo-hoàng.

10.  Cách tổ-chức Tu-hội đời Đa-minh Orléans

Được khai-sinh tại Pháp, nhưng Tu-hội có chiều hướng ơn gọi toàn cầu. Có nhiều tỉnh dòng trong một quốc-gia, đứng đầu tỉnh dòng là vị Phụ-trách tỉnh và hội-đồng, với nhiệm-kỳ sáu năm, được bầu chọn tại hội-nghị tỉnh. Để dễ-dàng-hóa những cuộc gặp-gỡ, nếu số thành phần quá đông-đảo, tỉnh dòng có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ địa-phương.
Sự hiệp-nhất của Tu-hội được bảo-đảm bởi một vị Tổng Phụ-trách, hai vị Phụ-tá và một Tổng Hội-đồng (gồm các vị Phụ-trách tỉnh) và một số Tổng Cố-vấn được bầu chọn trong các Tỉnh dòng.
Cứ mỗi sáu năm, một đại hội-nghị sẽ được tổ-chức để bầu chọn những vị Phụ-trách và nghiên-cứu các công việc liên-quan đến đường lối chung của Tu-hội. Ở mỗi tỉnh dòng, với thời-gian nói trên, một đại hội-nghị tương-tợ cũng đều được tổ-chức.
Vấn-đề ngôn-ngữ cũng được đặt ra mỗi khi có những thành phần thuộc các quốc-gia khác xin gia-nhập Tu-hội.
Vì thế, sau thời-kỳ Tu-hội chỉ hiện-diện tại Pháp, đã có những nhóm mới tự thành hình trong các xứ nói tiếng Pháp. Các nhóm nầy, vì trực-thuộc tỉnh dòng Pháp, nên Tỉnh dòng Pháp có nhiệm-vụ tổ-chức việc thu-nhận và huấn-luyện các thành phần cùng đệ-trình sự việc lên Tổng Phụ-trách.
Đối với các xứ nói ngôn-ngữ khác, việc tổ-chức cũng tương-tợ, được áp-dụng tại những tỉnh dòng địa-phương.

11.  Sự liên-đới giữa Tu-hội đời Đa-minh Orléans với những cơ-cấu tập-họp của các Tu-hội đời

Tu-hội đời Đa-minh Orléans thuộc về Gia-đình Đa-minh gồm nhiều chi-nhánh : các nữ-tu (tu kín), các sư-huynh, các huynh-đoàn Đa-minh giáo-dân, các hội dòng truyền-giáo và các Tu-hội đời. Để có tình liên-đới, Hiệp-hội các Tu-hội đời Đa-minh (Association des Instituts Séculiers Dominicains) đã được hình thành tại Pháp-quốc. Cứ hai lần trong một năm, Hiệp-hội lại cho xuất-bản một tập kỷ-yếu.
Đời sống của các chi-nhánh khác nhau thuộc đại Gia-đình Đa-minh được tường-thuật trong tập nguyệt-san Thông-tin Đa-minh Thế-giới (Informations Dominicaines Internationales = IDO).
Sự liên-đới với đại gia-đình thiêng-liêng Đa-minh giúp cho Tu-hội sống tốt linh-đạo Đa-minh của mình cũng như được đón nhận sự tương-trợ liên-lĩ của các sư-huynh Dòng.
Tu-hội đời Đa-minh Orléans cũng là thành-viên của Hội-nghị Thế-giới các Tu-hội đời (Conférence Mondiale des Instituts Séculiers = CMIS). Hội-nghị nầy cho ấn-hành tạp-chí « Dialogue » (Đối-thoại) và tổ-chức thường-xuyên những kỳ hội-nghị, cho phép các thành-viên từ khắp thế-giới về chia sẻ kinh-nghiệm của họ và xúc-tiến những suy-tư về sứ-mệnh của các Tu-hội đời.
Hội-nghị toàn quốc cũng hiện-hữu trong nhiều quốc-gia. Nơi đây thường tổ-chức những cuộc gặp-gỡ và các khóa đào-tạo chung. Tu-hội đời Đa-minh Orléans là thành-viên hoạt-động của các Hội-nghị quốc-gia trong những Tỉnh dòng khác nhau : Anh, Bỉ, Pháp, Ba-lan. Trong những quốc-gia nào có thành-phần Tu-hội đời Đa-minh Orléans (ISDO) thì nên liên-lạc với các thành-phần của những Tu-hội đời khác, để tiện việc tổ-chức.

Kết-luận

Bạn là người quyết-định gia-nhập gia-đình thiêng-liêng - Tu-hội đời Đa-minh Orléans nầy, xin bạn hãy thực-hiện với ý-chí dâng hiến trọn vẹn. Rất mau chóng, bạn sẽ cảm-nhận được sự rộng mở, và cùng với sự rộng mở, bạn có được niềm vui tỏa sáng do thánh Đa-minh.
Ngay từ đó, bạn được sự nâng-đỡ do lời cầu nguyện của các bậc đàn chị, những gương lành gương sáng của các chị em đi trước. Với sự phong-phú của cá-tính, bạn sẽ loan truyền những giá-trị Phúc-âm cho thế-giới, góp phần vào sứ-mệnh mà Đức Kitô đã trao phó cho Giáo-hội của Người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Cheminement dans l'Institut.

Prise du contact avec la responsable et avec le groupe : 6 mois à 1an .

Tiếp xúc với Người có trách nhiệm và sống đời sống Nhóm, trong thời gian từ 06 tháng đến 01 năm

Khóa đào luyện cơ bản lúc ban đầu từ 02 đến 04 năm,

Lời hứa dấn thân từng mỗi năm, trong thời gian liên tiếp 5 năm.

Lời hứa vĩnh viễn : trọn đòi dấn thân đi theo Ðức Kitô, thể theo những nẻo đường của Tin Mừng được qui định trong hiến chương của tổ chức Tu Hội.